Phương pháp STEAM là gì?
Để hiểu rõ hơn về phương pháp STEAM này, ba mẹ có thể tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
STEAM là một phương pháp giảng dạy liên ngành hiện đại kết hợp giữa Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), ART ( Nghệ thuật), Math (Toán học). Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy các con tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh.
Định hướng giáo dục STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức đơn thuần như trước mà đóng vai trò là người hỗ trợ về học tập. Chương trình học tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh nhưng vẫn phải đảm bảo việc nắm bắt kiến thức nhằm đạt kết quả: học sinh thật sự tương tác với môn học và học vì sự yêu thích thật sự, tự giác tìm tòi khám phá. Mặt khác, áp dụng định hướng này luôn đặt học sinh làm trung tâm sẽ giúp các em rèn luyện những kỹ năng trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đầy sáng tạo trong tương lai.
Vai trò của giáo dục STEAM?
Phương pháp giáo dục này giúp trẻ hình thành và rèn luyện kiến thức, kỹ năng thông qua các đề tài, các bài học theo những chủ đề gắn liền với thực tế cuộc sống. Với phương pháp giáo dục tương tác đa chiều, kết hợp Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Math) và Nghệ thuật (ART) giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ trong những môn học lý thuyết khô khan.
Các kỹ năng giáo dục STEAM mang lại cho trẻ:
- Kỹ năng khoa học: Học sinh sẽ hiểu và biết cách liên kết giữa: định nghĩa, nguyên lý, cơ sở khoa học của các sự vật và hiện tượng. Trên cơ sở đó, các em thực hành và ứng dụng vào giải quyết những vấn đề có liên quan trong thực tế.
- Kỹ năng công nghệ: mô hình STEAM giúp học sinh nhận thức đúng về công nghệ, phát triển kỹ năng sử dụng và quản lý nó, cấp độ đi từ đơn giản đến phức tạp. Giáo dục STEAM chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, tất cả những tiến bộ của thế giới tự nhiên nhằm phục vụ con người đều được coi là công nghệ.
- Kỹ năng kỹ thuật: Việc lồng ghép những ứng dụng thực tế vào các môn học giúp học sinh hiểu được cách thức, quy trình sản xuất, chế tạo ra một sản phẩm nào đó. Nhờ vậy các em gia tăng khả năng sáng tạo, tư duy và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
- Kỹ năng nghệ thuật: Các hoạt động múa hát, thưởng thức âm nhạc,…được xây dựng trong chương trình học giúp trẻ phát triển các giác quan một cách tốt nhất, biết khám phá và phân tích vấn đề. Ở các trường áp dụng mô hình STEAM, múa được xem là một môn học cụ thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát và kỹ năng hiểu.
- Kỹ năng Toán học: Học sinh được làm quen và rèn luyện các kỹ năng toán học từ sớm trong định hướng giáo dục STEAM giúp hình thành tư duy toán học đúng đắn, phản ứng nhanh nhạy với các phép tính, định nghĩa và quan trọng hơn là áp dụng hiệu quả những kiến thức toán học vào đời sống thực tế.
Nguồn: BTEducation tổng hợp