Toán Finger Math là gì?

Toán Finger Math thật chất là một loại Toán Tư duy phổ biến dành cho các bé từ 3-8 tuổi. Phương pháp giáo dục này giúp trẻ tăng khả năng tính toán nhanh, hình thành tư duy lập luận, giải quyết bài toán một cách logic, không những vậy nó còn giúp bé phát triển trí tuệ toàn diện, phát triển IQ vượt bậc và là cách cực kỳ hiệu quả để tăng cường sự tập trung cho trẻ.

Trong bài viết dưới đây, Trường mầm non Âu Mỹ sẽ giúp ba mẹ biết cách hướng dẫn phương pháp dạy bé học toán Finger Math. Con chỉ cần dùng hai bàn tay để tính toán giúp trẻ có thể đếm và cộng trừ trong phạm vi từ 0 đến 99 mà cực kì chính xác và đơn giản.

Theo phương pháp học toán truyền thống, ở cấp tiểu học, học sinh lớp 2, 3 cộng trừ rất chậm khi con số vượt qua đơn vị 10. Trẻ chỉ được dạy đếm từ 1 đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Nhưng với phương pháp Finger Math, trẻ có thể đếm đến 30, 50 hay 99 rất dễ dàng.

Phương pháp học toán Finger Math đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… Chương trình giáo dục này áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công.

Các quy tắc của phương pháp toán Finger Math:

Một trong các quy tắc cốt lõi của toán Finger math là quy tắc bàn tay phải, bàn tay trái. Đây là nền tảng để bé tính toán thành thạo. Trong đó:

Đại diện cho các chữ số hàng đơn vị là bàn tay phải:

Ngón trỏNgón giữaNgón áp útNgón útNgón cái
12345
6789

Đại diện cho các chữ số hàng chục là bàn tay trái:

Ngón trỏNgón giữaNgón áp útNgón útNgón cái
1020304050
60708090

Trẻ sẽ học toán dễ dàng nhờ phương pháp Finger Math theo 4 quy ước dưới đây.

Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)

Ngón trỏ là số 10: ngón trỏ, ngón giữa là số 20, ngón áp út là số 30, ngón út là số 40 và ngón cái là số 50. Rồi lại tiếp tục lặp lại 1 vòng nữa thì chúng ta sẽ nhận được kết quả sau: ngón trỏ là số 60, ngón giữa là số 70, ngón áp út là số 80 và ngón út là số 90.

Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)

Trong phương pháp dạy bé học toán Finger Math thì ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3, ngón út là số 4, ngón cái là số 5. Rồi lại tiếp tục lặp lại 1 vòng nữa thì chúng ta sẽ nhận được kết quả sau: ngón trỏ là số 6, ngón giữa là số 7, ngón áp út là số 8 và ngón út là số 9. Các mẹ nên chú ý khi chuyển từ số 4 đến số 5 thì các mẹ cần phải gập các ngón tay 1-2-3-4 lại.

Quy ước Finger Math trong phép trừ

Khi thu về hết những ngón tay ở hàng đơn vị thì các mẹ sẽ thu tiếp những ngón tay ở hàng chục. Khi ngón tay hàng chục thu về thì các ngón tay hàng đơn vị cũng đồng thời phải được bung ra.

Quy ước Finger Math trong phép cộng

Khi đã bung hết những ngón tay ở hàng đơn vị thì các mẹ sẽ bung tiếp ngón tay ở hàng chục. Khi ngón tay hàng chục bung ra thì các ngón tay ở hàng đơn vị cũng đồng thời phải được thu lại.

Lưu ý: khi các mẹ thực hiện phép trừ và phép cộng đối với số có 2 chữ số thì các mẹ cần phải thực hiện trừ và cộng ở hàng chục trước rồi mới thực hiện trừ và cộng ở hàng đơn vị.

Ví dụ: Đối với phép cộng 38 + 61 thì các mẹ hãy thực hiện 38+60 trước, rồi mới cộng thêm 1 vào. Tương tự như thế, đối với phép trừ 72- 49 thì các mẹ thực hiện 72-40 trước rồi mới trừ đi 9.

Nguồn: BTEducation tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *